Nguyên nhân Tiểu đường loại 2

Sự phát triển của tiểu đường loại 2 là do sự kết hợp giữa lối sống và các yếu tố di truyền.[24][26] Mặc dù một số yếu tố cá nhân có thể kiểm soát được, chẳng hạn như chế độ ăn uốngbéo phì, các yếu tố khác lại độc lập hoàn toàn như tuổi tác, giới tính nữ và di truyền.[10] Thiếu ngủ được xác nhận có liên quan đến tiểu đường loại 2.[27] Điều này được cho là hiệu ứng của nó tác động đến sự trao đổi chất.[27] Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ cũng có thể đóng một vai trò ảnh hưởng trong quá trình phát triển của thai nhi, với một cơ chế được đề cho là sự thay đổi methyl hóa DNA.[28] Vi khuẩn đường ruột Prevotella copriBacteroides vulgatus được phát hiện cũng có liên quan đến tiểu đường loại 2.[29]

Lối sống

Các yếu tố lối sống rất quan trọng đối với sự phát triển của tiểu đường loại 2, bao gồm béo phì và thừa cân (được xác định bởi chỉ số khối cơ thể lớn hơn 25), thiếu hoạt động thể chất, ăn không đủ dinh dưỡng, căng thẳng và sự đô thị hóa.[10][30] Chất béo cơ thể dư thừa có liên quan đến 30% trường hợp ở người gốc Trung Quốc và Nhật Bản, 60–80% trường hợp ở châu Âu và châu Phi, và 100% trường hợp ở người da đỏ Pima và người dân các đảo Thái Bình Dương.[13] Trong số những người không béo phì, người mắc tiểu đường thường có tỷ lệ eo-hông cao.[13] Hút thuốc dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.[31]

Các yếu tố ăn uống cũng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2. Việc tiêu thụ đồ uống có đường quá mức có liên quan đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh.[32][33] Các loại chất béo trong chế độ ăn uống là rất quan trọng, với chất béo bão hòa và các axit béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ, trong khi chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat) và không bão hòa đơn (monounsaturated fat) làm giảm nguy cơ phát triển bệnh.[26] Ăn nhiều gạo trắng dường như đóng một vai trò trong việc tăng nguy cơ.[34] Thiếu tập thể dục được cho là gây ra 7% trường hợp mắc bệnh.[35] Các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững có thể đóng một vai trò trong tác nhân gây bệnh.[36]

Di truyền

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường đều liên quan đến nhiều gene, với mỗi gene là một đóng góp nhỏ để tăng khả năng phát triển thành tiểu đường loại 2.[10] Nếu một người trong cặp sinh đôi mắc bệnh tiểu đường, thì người kia có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đang phát triển trong vòng đời của anh ta lớn hơn 90%, trong khi tỷ lệ cho anh chị em trong một gia đình là 25-50%.[13] Tính đến năm 2011, hơn 36 gene đã được tìm thấy là góp phần vào nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.[37] Tất cả các gene này cùng nhau vẫn chỉ chiếm 10% tổng thành phần di truyền của căn bệnh này.[37] Ví dụ, allele TCF7L2 làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường gấp 1,5 lần và là nguy cơ lớn nhất của các biến dị di truyền phổ biến.[13] Hầu hết các gene liên quan đến tiểu đường đều tham gia vào các chức năng của tế bào beta.[13]

Có một số trường hợp hiếm của tiểu đường phát sinh do một bất thường trong một gene duy nhất (được gọi là dạng đơn gene (monogenic) của tiểu đường hoặc "các loại bệnh tiểu đường cụ thể khác").[10][13] Chúng bao gồm tiểu đường khởi phát khi trưởng thành của trẻ (maturity onset diabetes of the young, MODY), hội chứng Donohue, và hội chứng Rabson – Mendenhall, trong số những trường hợp khác.[10] Bệnh tiểu đường khởi phát khi trưởng thành của trẻ chiếm 1–5% tổng số trường hợp đái tháo đường ở thanh niên.[38]

Điều kiện y tế

Có một số loại thuốc và các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đái tháo đường.[39] Một số loại thuốc bao gồm: glucocorticoid, thiazide, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần không điển hình (atypical antipsychotics),[40]statin.[41] Những người trước đó đã bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2 cao hơn.[23] Các vấn đề sức khỏe khác có liên quan bao gồm: chứng to đầu chi (acromegaly), hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy tuyến thượng thận (pheochromocytoma) và một số bệnh ung thư như u tụy glucagon (glucagonoma).[39] Thiếu testosterone cũng liên quan đến tiểu đường loại 2.[42][43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiểu đường loại 2 http://adsabs.harvard.edu/abs/2016Natur.535..376P http://www.ahrq.gov/downloads/pub/evidence/pdf/imp... http://diabetes.niddk.nih.gov/ http://www.diabetes.niddk.nih.gov/dm/pubs/mody/ http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2654180 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2699715 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2769984 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2797383